Giai đoạn chuyển mùa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

  Đọc trong 4 phút

Chia sẻ

Giai đoạn chuyển mùa có thể là một “cơn địa chấn” với cơ thể của chúng ta!

Trên thực tế, nguyên nhân chính xác khiến các cơ quan của chúng ta gặp khủng hoảng trong giai đoạn chuyển mùa vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Một số nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất có thể ảnh hưởng đến một số hoạt chất trong cơ thể (chất dẫn truyền thần kinh) tham gia vào quá trình chuyển hoá sinh học. Hơn nữa, khi hai mùa quan trọng nhất là mùa hè và mùa đông đến gần, cơ thể chúng ta cũng chuẩn bị cho sự thay đổi lớn (nóng hoặc lạnh) này bằng cách thay đổi nội tiết tố.

Giai đoạn chuyển mùa cũng kéo theo hàng loạt triệu chứng cho cơ thể như mệt mỏi, suy nhược, lo lắng, mất ngủ, cáu gắt, uể oải, rối loạn tiêu hoá và tình trạng khó chịu nói chung.

Tất cả những triệu chứng này là hồi chuông cảnh báo cho một trạng thái thể chất và tinh thần hoạt động không bình thường. Đường ruột của bạn sẽ cảm thấy "chưa sẵn sàng" và không thích ứng kịp với những thay đổi đột ngột này trong cuộc sống hàng ngày. Theo nhiều cộng đồng khoa học, trải nghiệm này ngày nay được định nghĩa là "Chứng loạn khuẩn ruột" (sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột)1 2 3.

Hãy cùng điểm qua các triệu chứng cơ thể thường gặp khi chuyển mùa:

Lo lắng và khó chịu

Cả hai triệu chứng này đều liên quan đến hoạt động của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ điều hòa cảm xúc. Các chất dẫn truyền thần kinh sẽ giảm nồng độ khi cơ thể bị rối loạn hệ khuẩn ruột3.

Mất ngủ

Nó được gây ra bởi sự thiếu hụt melatonin, mà tiền chất của nó là serotonin. Cả hai chất dẫn truyền này đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giai đoạn chuyển mùa4.

Rối loạn tiêu hoá

Đây là triệu chứng phổ biến có thể xảy ra khi cơ thể bắt buộc phải thích nghi với các điều kiện khí hậu mới. Sự thay đổi môi trường trong giai đoạn chuyển mùa làm kích thích các con đường dẫn truyền thần kinh và nội tiết tố quan trọng; làm dạ dày tăng tiết axit do ruột bị rối loạn hệ vi sinh, dẫn đến phản ứng miễn dịch bị suy giảm và phát sinh tất cả các triệu chứng đã nói trên5

Cách khắc phục các triệu chứng khi giao mùa

Không có một giải pháp nhanh chóng nào có thể ngăn giai đoạn chuyển mùa ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn theo cách này hay cách khác. Bạn nên chủ động chuẩn bị cho sự thay đổi này bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc ngăn chặn sự khởi phát của hầu hết các triệu chứng. Hãy bổ sung men vi sinh vào chế độ hàng ngày của bạn, bắt đầu ít nhất ba tuần trước khi chuyển mùa.

Ngoài bổ sung men vi sinh hàng ngày, dưới đây là một số hoạt động mà mỗi cá nhân có thể áp dụng để hạn chế hoặc phòng ngừa các tác động của giao mùa đối với cơ thể:

Dinh dưỡng hợp lý

Nghiên cứu và kết hợp một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý vào cuộc sống hàng ngày của bạn6

Vận động

Tăng cường hoạt động thể chất để xua tan mệt mỏi và căng thẳng7

Giấc ngủ chất lượng

Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm8